ỨNG DỤNG ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC TRONG CÔNG NGHIỆP
Trong đời sống hằng ngày ở nhiều lĩnh vực cần sử dụng tới các động cơ với tốc độ quay lớn nhưng do nhu cầu chưa cần thiết với sử dụng tốc độ cao vốn có của nó. Không những thế vai trò của động cơ giảm tốc cực kỳ quan trọng trong việc bảo hành và tăng tuổi thọ của máy vì vậy nếu bạn sử dụng các động cơ sử dụng vòng quay lớn thì cần phải sắm ngay motor giảm tốc.
Cấu tạo của động cơ giảm tốc
Động cơ giảm tốc thường có cấu tạo bao gồm các bánh răng thẳng hoặc nghiêng ăn khớp nhau và tuân theo một tỷ số truyền nhất định. Khi được cung cấp nguồn điện ổn định, động cơ giảm tốc sẽ tạo ra số vòng quay phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Phần vỏ thường có dạng hình hộp hoặc hình trụ tròn, được chế tạo từ các vật liệu bền như gang, inox, thép để chống ăn mòn và giảm tác động của va đập.
Tùy theo điều kiện làm việc, người ta có thể thiết kế hộp giảm tốc với nhiều tỷ số giảm tốc khác nhau để đáp ứng yêu cầu cụ thể của ứng dụng.
Động cơ giảm tốc IE4-PM của Bauer
Nguyên lý hoạt động
Động cơ giảm tốc hoạt động theo nguyên lý của cơ cấu truyền động ăn khớp trực tiếp với tỷ số truyền không đổi, giúp giảm vận tốc góc và tăng lực xoắn. Vị trí của động cơ giảm tốc là ở giữa động cơ điện và tải. Nếu muốn số vòng quay của trục ra động cơ giảm tốc nhỏ xuống, chúng ta chỉ tốn ít chi phí khi lắp thêm động cơ giảm tốc lên động cơ điện, mà có thể thay đổi số vòng quay trục ra một cách linh hoạt hơn nhiều.
Động cơ giảm tốc được ứng dụng như thế nào?
Động cơ giảm tốc có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Không chỉ phục vụ cho sinh hoạt, kinh doanh, mà sản phẩm còn có thể đặt trong các khu công nghiệp, chế tạo, vận hành máy móc cùng một số ngành khác như:
► Công nghiệp hóa dầu
Trong ngành công nghiệp hóa dầu, động cơ giảm tốc được dùng để làm chậm dần tốc độ của các loại máy móc. Thậm chí, động cơ còn có thể lắp đặt trong các máy khai thác, chế biến dầu khí. Thông thường, ở ngành công nghiệp này, khách hàng nên chọn động cơ giảm tốc có thắng để điều chỉnh vận tốc hiệu quả hơn.
► Thực phẩm
Sự góp mặt của động cơ giảm tốc trong các loại máy chế biến lương thực, đóng gói đã giúp quy trình sản xuất được vận hành nhanh chóng, chính xác.
► Các ngành sản xuất giấy, gỗ
Động cơ giảm tốc giúp tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt, giải trí, học tập,… Việc chế tạo ra các đồ trang trí nội thất, in ấn cần một thao tác chính xác. Ngày nay, máy móc đã giúp không ít khách hàng đạt được điều đó, với khả năng điều chỉnh vận tốc để tạo ra độ chính xác và tính thẩm mỹ cao cho các sản phẩm.
► Ngành y tế
Động cơ giảm tốc cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong nghành y tế, một phần chúng được gắn trong các máy móc khuấy trộn để chế biến dược liệu, ngoài ra thì còn được tích hợp trong các băng tải để luân chuyển hàng hóa trong các công tác đóng gói kiểm kê bao bì.
► Những ngành nghề khác
Động cơ giảm tốc còn được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, chẳng hạn như công nghiệp chăn nuôi, gia súc, thủy hải sản. Ngành công nghiệp xây dựng cần đến động cơ giảm tốc để thực hiện các thao tác trộn xi măng, bê tông. Không thể phủ nhận những giá trị mà động cơ giảm tốc mang lại.
Những lưu ý khi vận hành và bảo dưỡng động cơ giảm tốc
Động cơ giảm tốc có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Không chỉ phục vụ cho sinh hoạt, kinh doanh, mà sản phẩm còn có thể đặt trong các khu công nghiệp, chế tạo, vận hành máy móc cùng một số ngành khác như:
► Khi vận hành
Để sử dụng động cơ giảm tốc với hiệu quả tối ưu và giúp động cơ có độ bền theo thời gian sử dụng các bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
– Việc đầu tiên trước khi vận hành động cơ là thực hiện kiểm tra động cơ giảm tốc để đảm bảo không có bất kỳ sự cố hỏng hóc, rò rỉ nào. Ngắt nguồn điện trước khi kiếm tra nhé.
– Xác định và sử dụng chính xác nguồn điện áp cho động cơ giảm tốc.
– Cần phải lặp cố định và đảm bảo độ chắc chắn của động cơ giảm tốc trước khi vận hành để tránh tình trạng động cơ bị xê dịch, rung lắc khi hoạt động.
– Kiểm tra kỹ các phụ kiện của động cơ xem có tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc nào không.
– Thiết kế lắp đặt động cơ tại những vị trí khô ráo.
– Đảm bảo động cơ giảm tốc luôn hoạt động trong mức công suất mà nhà sản xuất đưa ra.
– Lựa chọn ổ cắm và dây dẫn sao cho phù hợp với mức công suất của động cơ.
– Không được để động cơ khô dầu, khi tra dầu cần phải tra theo số lượng chỉ định tránh việc tra quá nhiều dầu cho động cơ gây trơn trượt.
– Cần trang bị thêm một số thiết bị bảo vệ ngăn chặn việc quá dòng, quá áp của động cơ như: MCCB, MCB, Relay nhiệt, Contactor.
– Trong quá trình động cơ giảm tốc hoạt động các bạn cần phải đảm bảo sao cho các thông số không vượt quá khuyến nghị mà nhà sản xuất đưa ra.
► Khi bảo dưỡng
– Để động cơ giảm tốc hoạt động bền bỉ trong thời gian dài các bạn không chỉ cần thực hiện tốt những lưu ý khi vận hành trên mà còn cần phải bảo dưỡng nó một cách thường xuyên.
– Một trong những công tác bảo dưỡng quan trọng nhất bạn cần thực hiện đó là tiến hành thay dầu nhớt sau khi động cơ giảm tốc đã làm việc được khoảng 500 giờ đầu. Và những lần thay nhớt sau đó cần diễn sau 2500 giờ làm việc. Thời gian cần thay dầu nhớt về sau của động cơ có thể thay đổi tùy theo hiệu suất cũng như yếu tố môi trường làm việc.
– Ngoài ra thì các bạn cũng cần thực hiện vệ sinh động cơ giảm tốc một cách thường xuyên để loại bỏ đi bụi bẩn. Đồng thời, có thể kịp thời phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn của động cơ.